Tập tính Công lục Đông Dương

Công Imperator

Công trong tự nhiên thường thích sinh sống ở những khu rừng thưa, có cây cỏ rậm rạp, những cây gỗ cao thường dưới 1000m. Chúng được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống bao gồm cả rừng nguyên sinhrừng thứ cấp, cả hai vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cũng như rừng thường xanh và rụng lá. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong các khu vực có cây tre, đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi và cạnh đất nông nghiệp. Tại Việt Nam, môi trường sống ưa thích của công là rừng rụng lá khô gần nước và xa khu vực có tác động của con người.

Chim công rất thông minh, dạn dĩ, nếu nuôi thuần và chăm sóc chim từ nhỏ, chim công có thể thả ra, thả rông trong sân như gà mà không bay mất[13][14]. Chim công dù đã thuần hóa nhưng chúng không mất đi sự hoang dã vốn có như sức sống, đề kháng cao, ít bệnh tật, là loài có nguồn gốc hoang dã nên công có sức đề kháng khá tốt, lại không dị ứng với cách nuôi nhốt[15]. Công nặng đến 7-8 cân nhưng vẫn không thoát được cái tật cố hữu là sợ mèo, có ghi nhận khi một chú mèo mướp lẻn trộm vào. Mèo thấy công to lớn cũng chẳng dám động vuốt, nhe nanh mà chỉ bới nghịch chậu thức ăn nhưng làm cho cả đàn công sợ hãi. Một con công đực trưởng thành sợ quá cứ bay lên, lộn xuống rồi đập đầu vào mái chuồng mà chết[5].

Chim trống thường có biểu hiện xoè đuôi (múa) vào thời kỳ đầu của chu kỳ sinh sản (tháng 12 âm lich, kéo dài cho đến hết chu kỳ đẻ trứng của chim mái (tháng 6 âm lịch). Đây là thời gian mà người nuôi chim công sẽ được ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của loài chim này (từ cử chỉ, hành động, sắc lông). Nhiều người xem công như bị thôi miên bởi điệu vũ của loài công vì con công đực dài đến hơn 2 m trong đó riêng bộ lông đuôi đã chiếm cỡ 1,5 m xòe ra cụp vào, lượn lên, lượn xuống lúc khoan, lúc nhặt, thời gian như lắng đọng, không gian như bị vô viên[5]. Sau đó, công bắt đầu có hiện tượng rụng đuôi và thay lớp lông mới cho mùa sinh sản tiếp theo.

Thông thường, chim công đẻ vào cuối mùa xuân cho tới hết mùa hè, tuy nhiên, loài này không có khả năng ấp trứng[15]. Đặc tính của loài chim công khi khoảng 2 đến 2,5 tuổi mới đẻ, mỗi năm sinh sản 4-5 lần, mỗi lần 5-7 trứng, ngày đẻ ngày nghỉ và hằng ngày thường hay đẻ vào tầm 17-18 giờ. Chim công phát triển trọng lượng rất chậm, chủ yếu là bộ lông. Trung bình chim công mái khi 2,5 tuổi có trọng lượng khoảng 4 kg[16], một con công mái đẻ mỗi năm 3 lứa khoảng 30-36 quả trứng, cho ấp điện 26-30 ngày thì nở. Công cái hai tuổi đã đẻ nhưng công đực phải ba tuổi mới có khả năng làm cha, công cái chỉ chịu ngừng sinh sản ở độ tuổi 25[5]. Một chim mái mỗi năm đẻ được khoảng 40 trứng. Tỷ lệ ấp nở thành công là 70-75%, nếu cho gà ấp trứng công tỷ lệ thành công chỉ đạt 50%[15].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công lục Đông Dương http://www.nhbs.com/series/185545/the-howard-and-m... http://www.cornellpress.cornell.edu/book/?GCOI=801... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/kho-ng-tuo-c-... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguo-i-sa-i-g... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/khoi-nghiep... http://www.catalogueoflife.org/annual-checklist/20... http://www.eol.org/pages/1267651 http://laodong.com.vn/ong-kinh-sai-gon/thao-cam-vi...